Có một thực tế, ngày nay nhiều công ty tuy tuyển nhân viên marketing nhưng lại phân việc của một saleman cho họ, hoặc ngược lại, tuyển sale lại phải kiêm luôn cả marketing. Có khá nhiều người đang nhầm lẫn giữa công việc của Sales và Marketing. Vậy làm sale và marketing là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Cùng ATP.vn tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Khái niệm về sale và marketing
Sales là gì ?
Sales là vị trí nhân viên kinh doanh bán hàng cho doanh nghiệp. Nhân viên Sales có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp. Giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ, thuyết phục khách mua hàng giúp tăng doanh thu cho công ty.
Trong doanh nghiệp, Sales là bộ phận rất quan trọng giúp thúc đẩy doanh thu cho công ty. Các nhân viên Sales sẽ tiếp xúc với khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại. Giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng đồng thời nắm bắt các nhu cầu để có thể tư vấn và đưa ra các lựa chọn phù hợp cho khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng của khách.
Marketing là gì?
Marketing (hay còn gọi là Tiếp thị) là quá trình tối ưu và tìm hiểu yêu cầu mong muốn của khách hàng, là hoạt động tiếp thị để xác định khả năng sản xuất với giá thành phù hợp. Sau đó sản xuất và bán ra thị trường với chiến lược giá đã đề ra.
Sự khác nhau giữa Sale và Marketing
Nếu như để ý kỹ một chút bạn sẽ dễ dàng nhận thấy đây là một khái niệm tuy 2 mà 1 bởi nó mang 2 khía cạnh khác nhau là Sale và Marketing. Chính vì vậy, trước khi giải thích thuật ngữ Sale Marketing là gì, chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản để bạn không bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này.
Trách nhiệm của đội ngũ sale
– Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng: Trước khi bán hàng, nhân viên sale có trách nhiệm tìm kiếm những khách hàng tiềm năng thông qua hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm hoặc nhờ các công cụ Marketing Online khác nhau. Việc phân chia phân khúc khách hàng theo độ tuổi, giới tính, nhu cầu, sở thích, mức thu nhập sẽ giúp cho quá trình tìm kiếm khách hàng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
– Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Để có thể chốt sales thành công ngay từ lần tư vấn đầu tiên, việc các seller xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Thông qua quá trình xây dựng và tạo lập mối quan hệ, nhân viên sẽ dễ dàng hơn trong việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để từ đó có thể tạo ra được những chiến lược chốt sales hiệu quả.
– Chốt sales: Việc nhân viên sales vận dụng tất cả các kỹ năng cần thiết như am hiểu sản phẩm, giao tiếp khôn khéo, tương tác,… sẽ giúp cho quá trình tư vấn và chốt đơn hàng diễn ra nhanh chóng.
– Chăm sóc khách hàng: Dù là hình thức bán hàng trực tiếp hay bán hàng qua điện thoại thì khâu chăm sóc khách hàng sau quá trình chốt đơn cũng là một hình thức để chứng minh bạn là nhân viên sales chuyên nghiệp. Thông qua quá trình chăm sóc, bạn sẽ nhận lại được những góp ý và phản hồi từ khách hàng để từ đó hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mình được tốt hơn.
Để nâng cao trình độ cũng như kỹ năng chốt sale bạn đọc cũng có thể thao khảo các khóa học marketing online hoặc khóa học chốt sale đỉnh cao từ các chuyên gia để hiểu và nắm bắt được tâm lý khách hàng một cách chính xác nhất.
Trách nhiệm của đội ngũ Marketing
– Tạo nhận thức đối với khách hàng: Việc đầu tiên của đội ngũ Marketing trước khi bước vào quy trình bán hàng đó là không ngừng nỗ lực tạo dựng những nhận thức tốt đẹp trong mắt khách hàng về hình ảnh, chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh. Việc tạo ra nhận thức không chỉ là cách để khách hàng phân biệt những sản phẩm chất lượng mà nó còn nâng cao mức độ uy tín của thương hiệu so với các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực khác.
– Tăng khả năng tương tác với khách hàng: Đội ngũ Marketing có nhiệm vụ đưa ra các chương trình để tăng sự gắn kết, tương tác giữa khách hàng và thương hiệu nhằm thúc đẩy quyết định mua hàng diễn ra nhanh chóng.
– Chuyển đổi khách hàng: Nhiệm vụ của đội ngũ Marketing là biến những khách hàng mới thành khách hàng tiềm năng và trở thành khách hàng trung thành với những sản phẩm mới của doanh nghiệp mình.
– Duy trì khách hàng: Đội ngũ Marketing có thể sử dụng một số công cụ Marketing Online như Email, Messenger, chatbox… để chăm sóc khách hàng và tiếp thị những sản phẩm mới nhằm tăng thêm lượng khách hàng theo thời gian.
Kỹ năng để trở thành Sale Marketing chuyên nghiệp
– Lắng nghe và thấu hiểu khách hàng: Muốn thúc đẩy hoạt động bán hàng và tăng doanh số thì viêc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Để làm được điều này, bạn cần lắng nghe và giao tiếp hiệu quả với khách hàng.
– Không ngừng nâng cao năng lực bản thân: Không chỉ có lĩnh vực Sale Marketing mà bất cứ ngành nghề nào cùng cần phải cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Bởi nó là yếu tố giúp công việc của bạn diễn ra thuận lợi và chuyên nghiệp hơn.
– Trau dồi kỹ năng đàm phán: Công việc của Sale Marketing là phải gặp gỡ, đàm phán thuyết phục khách hàng, đối tác mua sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế cần cần phải trau dồi kỹ năng đàm phán, thuyết phục để chốt sale dễ dàng nhằm tăng doanh số bán hàng. Để làm được điều này, bạn cần kết hợp với nhiều kỹ năng khác như xử lý tính huống, kỹ năng giao tiếp, hiểu được tâm lý khách hàng và am hiểu về sản phẩm.
Thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu tổng quan về sale marketing là gì. Xây dựng kế hoạch và các chương trình đào tạo sale marketing quy mô, bài bản sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những nhân tố tuyệt vời nhằm gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả.
Tại sao doanh nghiệp nên phối hợp Sale và Marketing?
Phối hợp “hài hòa” giữa sale và marketing sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn.
Hiểu được hành vi và sở thích của khách hàng tiềm năng
Mỗi người dùng có nhu cầu và thói quen khác nhau. Các công cụ digital marketing sẽ giúp đồng bộ hóa dữ liệu nhằm “truy tìm” hành vi khách hàng cho doanh nghiệp. Dữ liệu này bao gồm hành vi khách hàng trên website, các link được nhập, danh mục bài viết hay tất cả các dữ liệu được mở trên internet.
Dựa vào đó doanh nghiệp có thể hiểu được nhu cầu hành vi của khách hàng một cách rõ ràng. Từ đó đội marketing tiến hành cung cấp đúng những gì khách hàng cần thông qua các kênh. Các hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng hiệu quả, kiểm soát, triển khai hiệu quả chương trình chăm sóc khách hàng.
Rút ngắn quy trình Marketing
Ngày nay người dùng rất thông minh không phải bất kỳ ai truy cập vào website của các bạn đều mua hàng. Họ có xu hướng tìm hiểu tất cả các thông tin cần thiết trước khi quyết định mua hàng. Doanh nghiệp nên tập trung chăm sóc khách hàng tiềm năng bằng những nội dung giá trị, rút ngắn quá trình marketing nhằm mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất mang lại lợi nhuận.

Bên cạnh đó, các hình thức liên lạc có thể là gửi email, gọi điện thoại hoặc hiển thị nội dung quảng cáo… Đồng thời nhờ tự động hóa trong Marketing việc chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Từ đó giúp tỷ lệ chuyển đổi cải thiện đáng kể.
Liên kết nhịp nhàng với bộ phận bán hàng
Có báo cáo chi tiết rõ ràng nên đội Marketing và Sales có thể dựa vào một nền tảng chung để kiểm tra sự hiệu quả của chiến dịch. Từ đó, cả hai bên có thể tìm ra phương pháp tiếp thị và bán hàng đúng đắn, tối ưu nhất.
Tuy có phần khác nhau nhưng tựu chung cả marketing và sale đều hướng đến mục đích chung là mang đến doanh thu cho doanh nghiệp. Bởi vậy, để doanh nghiệp thành công cần có hai bộ phận này kết hợp chặt chẽ và hậu thuẫn tích cực cho nhau.
Tổng kết
Như vậy trên đây là những phân tích chia sẻ giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về 2 ngành nghề sales và marketing, đặc biệt là hiểu được sự khác nhau của mỗi vị trí. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra những phương án tuyển dụng và kế hoạch công việc một cách phù hợp và hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là viết hữu ích đối với bạn đọc.
Tổng hợp: Tiên Kiều
Nguồn: marketingai.vn, sapo.vn
Discussion about this post