ATP
  • Trang chủ
  • Giải Pháp
    • Simple Facebook Pro
    • Combo ATP
    • Combo Special
    • Big Combo ATP
    • Simple Ninja pro
  • Giới Thiệu
  • Báo Giá
  • Liên Hệ
  • Blog
No Result
View All Result
Đăng kí AFFILIATE
ATP
  • Trang chủ
  • Giải Pháp
    • Simple Facebook Pro
    • Combo ATP
    • Combo Special
    • Big Combo ATP
    • Simple Ninja pro
  • Giới Thiệu
  • Báo Giá
  • Liên Hệ
  • Blog
No Result
View All Result
ATP
No Result
View All Result
Home Kiến Thức Marketing

Hướng dẫn quy trình ra mắt sản phẩm mới thu hút khách hàng

Tiên Kiều by Tiên Kiều
28/03/2022
in Kiến Thức Marketing
0
ra mắt sản phẩm mới

ra mắt sản phẩm mới

Quan trọng như việc nghiên cứu sản phẩm nào để bán là làm thế nào để bán? Đặc biệt, đối với một sản phẩm mới, chưa hề có tên tuổi hay ghi dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn vạch ra những chiến lược marketing ra mắt sản phẩm mới đạt hiệu quả cao. 

Mục lục

  • Tại sao cần có chiến lược đưa sản phẩm mới ra thị trường
  • Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ra mắt sản phẩm
  • Các bước lập kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thu hút khách hàng
    • Nghiên cứu khách hàng, sản phẩm và thị trường
    • Nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh
    • Phân tích và lựa chọn thời điểm ra mắt phù hợp
    • Xác định hình thức ra mắt sản phẩm
    • Lựa chọn các cách quảng bá sản phẩm mới
  • Những lưu ý khi lập kế hoạch ra mắt sản phẩm mới
  • Một số chiến lược marketing hoàn hảo cho sản phẩm mới
    • Lợi thế giá thấp
    • Tạo ra hoặc tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm
    • Khai thác các lợi thế của sản phẩm mới với từng nhóm đối tượng phù hợp
    • Các chiến dịch khuyến mãi… cho không
      • Bủa vây thị trường bằng mạng lưới phân phối dày đặc
      • Có 3 chiến lược chính trong xây dựng mạng lưới phân phối cho sản phẩm mới doanh cần lưu ý:
  • Lời kết

Tại sao cần có chiến lược đưa sản phẩm mới ra thị trường

Bất cứ một công ty, doanh nghiệp nào đang định cho ra mắt sản phẩm mới đều phải có chiến lược đưa sản phẩm mới ra thị trường bởi

– Để đánh giá và kiểm tra tính khả thi của sản phẩm: Doanh nghiệp rất khó có thể đánh giá sản phẩm mới sắp ra mắt được đón nhận như thế nào. Vậy nên trước khi đầu tư số tiền lớn cũng như công sức vào sản để cho ra mắt thị trường người tiêu dùng thì hãy giành thười gian nghiên cứu thị trường và kiểm tra tính khả thi của sản phẩm đó so với thị trường hiện tại.

– Đánh giá sản phẩm: khi công ty, doanh nghiệp sắp ra mắt sản phẩm mới cần có sự đánh giá bạn đầu từ các cá nhân trong nội bộ để biết được thực tế sản phẩm trước khi ra mắt thị trường có đạt được mong muốn của người tiêu dùng hay không, chất lượng có đảm bỏ. Rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua những phản hồi tiêu cực nhưng làm như vậy chỉ khiến sản phẩm và công ty đang gặp nguy hiểm. Đặt kỳ vọng cao vào khả năng của sản phẩm có thể gây ra phản ứng dữ dội nhanh chóng của khách hàng tức giận khi sản phẩm không được cung cấp.Chiến lược sản phẩm là gì? 5 bước triển khai chiến lược

– Đánh giá thị trường: Bạn cần biết khách hàng mục tiêu của sản phẩm là ai, các kênh tiếp cận và thu hút khách hàng, mối quan tâm hàng đầu của khách hàng tới sản phẩm là gì hay thị trường có chỗ đứng cho sản phẩm mới không…Hãy xem xét kỹ các kết quả của nghiên cứu thị trường để đảm bảo rằng có thị trường cho sản phẩm. Việc tiến hành nghiên cứu thị trường sẽ tốn thêm thời gian nhưng nó lại mang cho doanh nghiệp thông tin quan trọng giúp định hướng tốt về việc tung ra sản phẩm.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ra mắt sản phẩm

Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới là bản tóm tắt về các ý tưởng, hoạt động, quy trình của một bộ phận hay công ty với mục đích đưa một thương hiệu, sản phẩm mới ra ngoài thị trường. Có thể thấy, việc lập kế hoạch là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu và quyết định đến sự thành công của chiến dịch. Một bản kế hoạch ra mắt sản phẩm cụ thể, chi tiết sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Giúp doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về cả chiến dịch và có thể đưa ra những hướng đi cụ thể,chi tiết nhất cho sản phẩm mới.
  • Dự trù ngân sách, đưa ra phương pháp thực hiện hiệu quả và tối ưu nhất cho chiến dịch.
  • Đưa ra kế hoạch tiếp thị phù hợp, đảm bảo sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất và đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng
  • Xác định được tính khả thi và thực hiện các công việc một cách dễ dàng, đúng thời hạn.
  • Giúp cho việc kiểm soát các khâu, các hạng mục dễ dàng hơn. Đồng thời đưa ra kế hoạch phối hợp các bộ phận sao cho nhịp nhàng nhất.
  • Có những kế hoạch, phương án dự trù để đối phó với những rủi ro, sự cố khi thực hiện chiến dịch launching sản phẩm.

Các bước lập kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thu hút khách hàngĐịnh giá sản phẩm: Phương pháp và các bước giúp định giá sản phẩm hiệu quả

Bất kể sản phẩm. dịch vụ của bạn là gì và ngân sách của bạn có lớn hay không thì để lập được một bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới chi tiết, mang lại hiệu quả. Bạn cần phải thực hiện theo các bước sau:

Nghiên cứu khách hàng, sản phẩm và thị trường

Mục đích của việc lập kế hoạch ra mắt sản phẩm mới đó là đưa sản phẩm chính thức xuất hiện trên thị trường và tạo sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm mới. Do đó, để có thể lên được bản kế hoạch hoàn hảo, giúp doanh nghiệp đạt được mục đích thì bước đầu tiên trong việc xây dựng kế hoạch ra mắt sản phẩm mới bạn cần phải làm đó là nghiên cứu sâu về sản phẩm và phân tích thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu.

Người lập kế hoạch cần nghiên cứu cẩn thận và chi tiết từng tính năng, công dụng, nguyên liệu tạo ra sản phẩm và quan trọng nhất cần biết sản phẩm đó có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về mặt chất lượng, chức năng, giá cả,…hay không. Đồng thời phân tích thị trường ở thời điểm muốn đưa sản phẩm mới ra mắt.

Để nghiên cứu hiệu quả, bạn cần:

  • Xác định đối tượng khách hàng là ai, trong độ tuổi nào và sở thích, thói quen của họ.
  • Khảo sát xem tính năng nào của sản phẩm sẽ thu hút khách hàng.
  • Đánh giá quy mô thị trường và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
  • Xác định nhu cầu và xu hướng của thị trường.

Nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh

Khi đã nắm được nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng trên thị trường thì để giúp cho sản phẩm của mình ra mắt một cách đặc biệt, khác lạ và nổi bật hơn những sản phẩm khác trên thị trường. Việc tiếp theo cần phải làm đó là nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LÀ GÌ?

Cần tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để có thể áp dụng và điều chỉnh, cải thiện sản phẩm và chiến lược launching sản phẩm mới của mình sao cho tốt hơn, nổi bật hơn và đặc biệt hơn. Càng nghiên cứu sâu về các sản phẩm của đối thủ càng giúp bạn rút ra nhiều kinh nghiệm để xây dựng được kế hoạch ra mắt ấn tượng, thể hiện sự khác biệt, tạo sự tò mò và gây ấn tượng tốt với các khách hàng hơn.

Để phân tích đối thủ cạnh tranh một cách chi tiết, bạn cần:

  • Tìm hiểu về sản phẩm của công ty đối thủ ( Công dụng, tính năng, giá cả,…)
  • Tìm hiểu tình hình kinh doanh sản phẩm của công ty đối thủ.
  • Tìm hiểu những chiến dịch quảng bá sản phẩm mà đối thủ đã thực hiện.
  • Phân tích đối tượng khách hàng và ý kiến của khách hàng về những dòng sản phẩm khác.

Phân tích và lựa chọn thời điểm ra mắt phù hợp

Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới cần phải được đưa ra đúng thời điểm. Bởi đây là cơ sở quyết định sự thành công của sản phẩm về sau này. Không nên chọn ra mắt cùng lúc với đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các đối thủ lớn trong thị trường.

Ngoài ra việc lựa chọn thời điểm ra mắt cũng phải hợp lý, phù hợp với tính chất sản phẩm muốn ra mắt. Bạn không thể cho bộ sưu tập thời trang mùa hè ra mắt vào thời điểm mùa đông. Và cũng không thể chọn thời điểm mùa để quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm dưỡng da, kem chống nắngPhát Triển Sản Phẩm Mới

Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần quản lý bằng kế hoạch đề phòng rủi ro khi đối thủ cạnh tranh bất ngờ tung sản phẩm mới ra thị trường cùng thời điểm với chiến dịch launching sản phẩm của mình. Khi có được thông tin về sản phẩm của đối thủ, cách tốt nhất là doanh nghiệp cần phải đi trước về mặt thời gian, giới thiệu sản phẩm càng sớm càng tốt. Có như vậy thì khi sản phẩm của đối thủ cạnh tranh ra đời thì sản phẩm của bạn đã có chỗ đứng vững chắc và tiếp cận khách hàng, người tiêu dùng tốt hơn.

Xác định hình thức ra mắt sản phẩm

Khi xây dựng chiến lược launching sản phẩm, cần xác định lựa chọn hình thức công bố sản phẩm mới. Có thể lựa chọn nhiều hình thức launching, ra mắt sản phẩm mới như: Tổ chức launching event, họp báo ra mắt sản phẩm mới, tổ chức roadshow, tổ chức hoạt động activition, sampling dùng thử sản phẩm,…

Việc xác định hình thức ra mắt sản phẩm giúp bạn lên kế hoạch tổ chức và thực hiện chương trình một cách kĩ càng và chu đáo hơn từ việc lựa chọn địa điểm tổ chức, thời gian tổ chức, các hoạt đông khi sự kiện diễn ra như bài phát biểu, talkshow, tiết mục văn nghệ,…

Lựa chọn các cách quảng bá sản phẩm mới

Sản phẩm mới được đưa ra thị trường sẽ thất bại nếu không nhận được sự quan tâm từ phía khách hàng. Do đó, ngoài việc tổ chức các sự kiện ra mắt sản phẩm mới trực tiếp, doanh nghiệp vẫn cần tận dụng các kênh truyền thông để mở rộng quảng bá, tăng độ phủ sóng cho sản phẩm và đưa sản phẩm lan tỏa đến nhiều người, nhiều đối tượng khách hàng hơn.Hướng dẫn cách viết mẫu bài viết giới thiệu sản phẩm hay và ấn tượng từ A-Z  [Cập nhật năm 2020] - Tự học Content

Một số cách quảng bá, ra mắt sản phẩm mới hữu ích mang lại hiệu quả cao:

  • Quảng cáo trên các trang truyền thông trực tuyến như ti vi, báo đài,…
  • Các liveshow, event kết hợp với sự góp mặt của người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đến cộng đồng và đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Phát tờ rơi, treo banner, standee, băng-rôn tại các điểm quảng cáo.
  • Quảng cáo trên các kênh truyền thông mạng xã hội như facebook, instagram, tiktok, youtube, google,…
  • Facebook ads, google ads, email,…

Những lưu ý khi lập kế hoạch ra mắt sản phẩm mới

Kế hoạch ra mắt sản phẩm đòi hỏi sự đầu tư cả về thời gian và phương pháp. Một bản kế hoạch tốt là một bản kế hoạch có thể thực thi được. Để lập được một bản kế hoạch hoàn hảo và đem đến sự thành công cho chiến lược launching sản phẩm. Người tổ chức lập kế hoạch cần lưu ý những điều sau:

  • Kế hoạch phải rõ ràng, cụ thể từng chi tiết, timeline thực hiện các phần. Việc này giúp tăng khả năng thực hiện dự án thành công.
  • Nên lập kế hoạch theo từng giai đoạn.
  • Phân tích kĩ các chi tiết, nội dung, hạng mục cần có cho chiến dịch marketing.
  • Tổng kết những thành tích và thất bại ở những dự án, kế hoạch trước để cải thiện và thực hiện kế hoạch mới một cách hoàn thiện, chỉn chu và hoàn hảo hơn.

Một số chiến lược marketing hoàn hảo cho sản phẩm mới

Song song với việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm mới phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp cũng cần tự biết cách tạo ra những lợi thế đặc biệt để dọn đường cho sản phẩm sắp ra mắt của mình. Các Nhà Lãnh Đạo hãy xem xét các chiến lược sau.

Lợi thế giá thấp

Chiến lược rõ ràng nhất và cũng thường được nghĩ đến đầu tiên cho những sản phẩm mới muốn giành lấy thị phần là thiết lập giá bán thấp hơn so với giá của đối thủ cạnh tranh. Nếu sản phẩm của nhãn hàng đối thủ chưa đạt được sự trung thành của người tiêu dùng, thì một sản phẩm có cùng công dụng nhưng được bán với giá thấp hơn sẽ có ưu thế hơn và có cơ hội giành lấy thị phần ít nhất là trong thời gian đầu. Mách bạn 14 cách giới thiệu sản phẩm đơn giản nhưng hiệu quả nhất

Muốn lập kế hoạch cạnh tranh bằng giá cả, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng đối phó với hành động trả đũa của đối thủ – những người chắc chắn không dễ dàng nhượng bộ doanh số bán hàng bởi vì có một “lính mới tò te” bán giá thấp như bạn. Các doanh nghiệp đi trước thường đáp lại bằng cách tăng cường khuyến mãi và giảm giá cho khách hàng vì họ tận dụng lợi thế về vốn và tệp khách hàng lâu năm.

Nếu doanh nghiệp của bạn đủ mạnh để tồn tại được trong cuộc chiến giá cả đó, bạn có thể giành được chỗ đứng trên thị trường và buộc các doanh nghiệp đi trước phải chia sẻ thị phần với mình. Nhưng trong trường hợp này, khả năng rủi ro là khá cao.

Tạo ra hoặc tăng thêm giá trị gia tăng của sản phẩm

Vì tham gia cuộc chiến giá cả là một chiến lược có tính mạo hiểm lớn, nên chúng tôi xin đưa ra một lựa chọn khác có khả năng mang lại thành công lớn hơn và bền vững hơn: đó là đưa ra các tiện ích khác kèm theo sản phẩm chính.

Ví dụ, công ty có thể tăng giá trị cho sản phẩm của mình bằng cách sử dụng bao bì bắt mắt; hướng dẫn sử dụng sản phẩm chi tiết, dễ hiểu; xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu mãi ở những địa điểm khách hàng dễ dàng tiếp cận và các chương trình bảo hành mở rộng.

Ngoài ra, doanh nghiệp đến sau có thể không cần tạo thêm giá trị bằng cách bổ sung công dụng mới, mà Marketer chỉ cần tập trung quảng bá các đặc tính sản phẩm đã có nhưng chưa được đối thủ khai thác nhiều. Chẳng hạn, bằng cách so sánh sản phẩm mới với những sản phẩm cũ trên thị trường hoặc hướng sự chú ý của khách hàng tới các ưu thế trong quy trình sản xuất sản phẩm (VD như sản phẩm được sản xuất ngay tại địa phương, công nghệ sản xuất tiên tiến, lao động lành nghề…).

Khai thác các lợi thế của sản phẩm mới với từng nhóm đối tượng phù hợp

Khái niệm khá “cổ điển” về chu kỳ sống của một sản phẩm cho rằng: Các sản phẩm mới thu hút sự chú ý của từng nhóm khách hàng khác nhau, tại từng thời điểm khác nhau. Trong đó, phân ra thành 2 nhóm khách hàng chính: (1) Người mua hàng đầu tiên (người tiên phong) sẵn lòng thử nghiệm sản phẩm mới trước tiên; (2) Người mua hàng theo số đông (chiếm đa số bộ phận khách hàng). Gợi ý 8 chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm không thể bỏ qua

Nhóm người mua trong giai đoạn đầu thường tìm kiếm những lợi ích mang tính cá nhân hơn, như mùi vị hấp dẫn, hình thức đẹp hoặc đơn giản muốn trải nghiệm cái mới, thỏa mãn sở thích là người tiên phong, dẫn đầu xu hướng. Trong khi đó, nhóm khách hàng ở giai đoạn sau thường bị hấp dẫn bởi các tiện ích nổi bật của sản phẩm so với các sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường. Ví dụ sản phẩm mới có thể giúp họ tiết kiệm được thời gian hay tiền bạc. Đặc điểm của nhóm khách hàng này thường có xu hướng đa nghi hơn nên bạn tránh đưa quá nhiều thông tin quảng cáo xa vời. Hãy tập trung vào sự thuận tiện và lợi ích mà sản phẩm mới đem lại. Tuy khó chinh phục nhưng đây mới là nhóm khách hàng mục tiêu để bạn chăm sóc trở thành tệp khách hàng trung thành.

Các chiến dịch khuyến mãi… cho không

Một chiến lược khác cho những sản phẩm mới ra nhập thị trường là đưa ra những chương trình khuyến mãi mà các hãng khác không cung cấp nhằm chiếm được sự quan tâm và lòng tin của người mua. Như trên đã nói, cạnh tranh trực tiếp bằng giá cả thường chỉ là giải pháp ngắn hạn, vì các đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ trả đũa rất quyết liệt. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể xem xét việc đưa ra các đợt khuyến mãi xoay quanh vấn về “túi tiền”, không trực tiếp hạ giá sản phẩm nhưng vẫn giảm tổng chi phí. VD:

  • Chương trình thu cũ đổi mới (ta thấy rất nhiều ở các sản phẩm điện tử như điện thoại, tivi, điều hòa,…);
  • Tặng phiếu giảm giá vào lần mua tiếp theo cho khách hàng (ngành FMCG, Mỹ phẩm, đồ gia dụng thường áp dụng)
  • Triển khai chương trình bảo hành cho phép hoàn lại tiền mua hàng, lắp ráp miễn phí tận nhà,..
  • Miễn phí các sản phẩm và dịch vụ kèm theo (Hầu như các ngành đều áp dụng)Gợi ý 8 chiến lược truyền thông ra mắt sản phẩm không thể bỏ qua

Người mua sẽ tính toán và so sánh chi phí trọn gói với các sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh. Từ đó cân nhắc hướng đến sản phẩm mới của bạn.

Bủa vây thị trường bằng mạng lưới phân phối dày đặc

Sản phẩm mới dù có tuyệt vời đến đâu nhưng cũng không đem lại lợi nhuận nếu không thể tiếp cận thị trường. Để đưa sản phẩm ra thị trường, tiếp cận mọi nơi người mua hiện hữu, con đường duy nhất là xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả. Đây là chiến lược quan trọng hàng đầu trong Marketing cho sản phẩm mới. Không có hệ thống phân phối, mọi chiến lược như cạnh tranh giá, trưng bày, khuyến mãi,… kể trên đều trở nên vô nghĩa vì không thể thực thi. Một khi xác định được thị trường mục tiêu cho sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xây dựng kênh phân phối phù hợp. Các kênh phân phối phổ biến hiện nay là:

  • Kênh truyền thống (GT): cửa hàng tạp hoá, gian hàng trong chợ, quầy bán hàng lưu động,…
  • Kênh hiện đại (MT): Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, sân bay,..
  • Kênh Key Account: Căn tin trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí…
  • Kênh online: Phân phối trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sen Đỏ,..); mạng xã hội (Facebook, zalo, youtube,…)

Hãy nghiên cứu các cơ hội mà đối thủ cạnh tranh của bạn chưa khai thác, như bán hàng qua các kênh phân phối trực tuyến hoặc phân phối đa kênh kết hợp.

Có 3 chiến lược chính trong xây dựng mạng lưới phân phối cho sản phẩm mới doanh cần lưu ý:

  • Chiến lược phân phối đa kênh

Nếu như 10 năm trước doanh nghiệp thường chỉ chú trọng xây dựng kênh phân phối trực tiếp (offline) thì những năm gần đây với sự bùng nổ của internet và sàn TMĐT, mô hình phân phối O2O (Online to Offline) trở nên phổ biến hơn cả. Trong đó, kênh phân phối online làm nhiệm vụ tạo ra nhận thức rõ ràng trong tâm trí khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, cho phép khách hàng tiềm năng tìm kiếm đầy đủ thông tin cần thiết nhằm dẫn dắt họ đến tận cửa hàng để thực hiện hành vi mua sắm. Từ đó, kênh offline sẽ là nơi cung cấp mọi trải nghiệm đầy đủ nhất, thỏa mãn nhất cho khách hàng. Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa hình thức bán hàng trực tuyến và bán hàng trực tiếp chính là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.10 điều lưu ý để xây dựng chiến dịch truyền thông PR hiệu quả

  • Chiến lược kết nối trực tiếp giữa đại lý/ điểm bán và nhà cung ứng

Tương lai của ngành phân phối – bán lẻ đang được định hình theo xu hướng coi trọng việc chuyển đổi vai trò của các cấp trung gian như nhà phân phối, nhân viên bán hàng để nâng cao vai trò của nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng. Từ đó các nhà bán lẻ kiểu mới có cơ hội được tương tác trực tiếp, khách quan và nhanh chóng với nhà cung ứng qua một nền tảng công nghệ được gọi là New Retail platform. Đây cũng là 1 chiến lược mang tính bứt phá để rút ngắn con đường chinh phục thị trường cho sản phẩm mới.

  • Chiến lược ứng dụng công nghệ vào quản trị hệ thống phân phối

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp không còn là một khái niệm xa lạ với bất kì nhà quản lý nào. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, do tác động của CNTT bùng nổ trong kỉ nguyên mới và dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp lên chuỗi cung ứng nên mọi doanh nghiệp đều “sốt sắng” đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hơn bao giờ hết.

Có thể quan tâm:

  • Một số ví dụ về cơ hội kinh doanh giúp bạn hiểu rõ thị trường
  • Customer journey và cách tạo ra customer journey map cho doang nghiệp
  • Facebook Ads là gì? Có những loại hình quảng cáo Facebook nào?

Lời kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách ra mắt sản phẩm mới. ATP.vn mong rằng nội dung bài viết sẽ hữu ích và gợi ý được cho doanh nghiệp của bạn những chiến lược hiệu quả trên con đường đưa sản phẩm mới đến tay khách hàng.

Tổng hợp: Tiên Kiều

Nguồn: sukienachau.com, mobiwork.vn

Tags: cách cho ra mắt sản phẩm mớira mắt sản phẩm mớira mắt sản phẩm mới sao cho thu hút?
Previous Post

Một số ví dụ về cơ hội kinh doanh giúp bạn hiểu rõ thị trường

Next Post

WWW có nghĩa là gì? World Wide Web có quan trọng không?

Next Post
www có nghĩa là gì

WWW có nghĩa là gì? World Wide Web có quan trọng không?

Discussion about this post

No Result
View All Result

Recent Posts

  • Top 3 Loại Bơm Tăng Áp 220V Được Nhiều Người Dùng Nhất
  • Hướng dẫn cách hack follow Tik Tok miễn phí nhanh nhất
  • Lý do các doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ SEO website
  • Hướng dẫn cách gửi hàng qua bưu điện Việt Nam VNpost
  • Google sheet là gì? Ứng dụng bảng tính online đến từ Google

Recent Comments

  • Có những các kênh digital marketing cực hiệu quả nào? on Brand marketing là gì? Vai trò của brand marketing đối với doanh nghiệp?

Archives

  • June 2022
  • April 2022
  • March 2022
  • February 2022
  • January 2022
  • December 2021
  • November 2021
  • October 2021
  • September 2021
  • August 2021
  • July 2021
  • May 2021
  • April 2021
  • March 2021
  • December 2020

Categories

  • Affiliate marketing
  • Blog
  • Công Cụ Marketing
  • Facebook Marketing
  • Kiến Thức Marketing
  • Kinh Nghiệm
  • Tiktok Marketing
  • Uncategorized
  • Zalo Marketing

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org
  • 160 Đ. Số 2, Khu Đô Thị Vạn Phúc City, Thủ Đức
  • Hotline: 0799 161616
  • Email: info.atpmedia@gmail.com

CÔNG TY

  • Giới thiệu
  • Chính sách
  • Liên hệ
  • Báo Giá

Dịch vụ

  • Thiết kế website
  • Simple Facebook Pro
  • Big Combo ATP
  • Simple Ninja Pro

CỘNG ĐỒNG

  • Kênh Youtube
  • Fanpage Facebook
  • Cộng Đồng Hỗ Trợ
  • Truyền Thông Media

TIỆN ÍCH

  • Tìm kiếm Facebook
  • Tạo ghi chú online
  • Tạo link rút gọn
  • Tạo CV Online

ATP Holdings - Hệ sinh thái giải pháp toàn diện về marketing và truyền thông onine hàng đầu

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giải Pháp
    • Simple Facebook Pro
    • Combo ATP
    • Combo Special
    • Big Combo ATP
    • Simple Ninja pro
  • Giới Thiệu
  • Báo Giá
  • Liên Hệ
  • Blog