Marketing một phần quan trọng trong mọi doanh nghiệp, trong đó marketing trực tiếp là một phương thức marketing phổ biến nhất, được sử dụng nhiều trong kinh doanh. Hãy cùng ATP Để tìm hiểu thêm về hình thức marketing này cũng như cách ứng dụng chúng một cách hiệu quả nhất nhé!
Marketing trực tiếp là gì?
Marketing trực tiếp (tiếng Anh: Direct marketing), là hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp thực hiện nhằm thu hút và đo lường sự tương tác từ khách hàng một cách trực tiếp. Mục đích của phương thức Marketing này là thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng sử dụng những thông tin, dữ liệu khách hàng có sẵn như: email, số điện thoại, địa chỉ
Hai nhóm công cụ chính của Marketing trực tiếp :
- Nhóm truyền thống gồm các công cụ như: Thư trực tiếp, Tiếp thị từ xa, Bản tin, Phiếu giảm giá, Quảng cáo phúc đáp, Tiếp thị tận nhà
- Nhóm công cụ hiện đại được phát triển trong những năm gần đây như: Email , Gửi tin nhắn SMS, Mạng xã hội.

Ưu và nhược điểm của marketing trực tiếp
Ưu điểm của marketing trực tiếp
- Tiếp cận được số lượng lớn khách hàng và giảm được nhiều chi phí
- Chi được từng nhóm khách hàng mục tiêu: Người làm marketer có thể chia nhóm theo số người mua oto gần đây, số người có ngày sinh nhật tháng, số người thường xuyên đi du lịch. Danh sách này còn có thể chia theo độ tuổi, địa lý, giới tính, sở thích, hành vi, nghề nghiệp.
- Doanh nghiệp có thể đưa ra phương án, kế hoạch để đạt mức tần suất suất tiếp cận hợp lý trên môi trường digital marketing.
- Thử nghiệm các nhóm khách hàng khác nhau để đo lường hiệu quả của các chiến lược marketing.
- Linh hoạt về thời gian: Doanh nghiệp dễ dàng gửi email tới nhiều khách hàng cùng lúc.
- Marketing trực tiếp có thể tối ưu thông điệp cho từng nhóm đối tượng mục tiêu
- Marketing trực tiếp mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn các phương tiện khác
- Khả năng đo lường: Đo lường chính xác các phản hồi của khách hàng và trả lời khách hàng ngay lập tức

Nhược điểm của marketing trực tiếp
- Khách hàng từ chối nhận thư quảng cáo, email và marketing qua điện thoại bởi khá nhiều đơn vị mua data khách hàng mà gửi thử spam, gọi điện spam
- Chất lượng danh sách khách hàng: Không có tính xác thực nếu không thường xuyên cập nhật
- Thư trực tiếp và thư điện từ khó có thể tạo ra hình ảnh, màu sắc mong muốn
- Gia tăng chi phí làm ảnh hưởng tới lợi nhuận
- Khách hàng chặn cuộc gọi và không nhận điện thoại tư vấn
Các bước xây dựng chiến dịch Marketing trực tiếp
Bước 1: Xác định mục tiêu
Với mục tiêu nghiên cứu thị trường
Chiến lược marketing trực tiếp cho phép doanh nghiệp cung cấp thông tin về xu hướng, đặc điểm của thị trường theo những mẫu ý kiến của khách hàng phản hồi về sản phẩm của họ. Phân tích phản ứng của khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp ngắm bắt thị trường tốt hơn và định vị khách hàng mục tiêu chính xác nhất. Từ những ý kiến đóng góp, nhu cầu mong muốn của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố, động cơ thúc đẩy việc mua và tiêu thụ hàng hóa của khách hàng tiềm năng.
Với mục tiêu xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với khách hàng giúp lợi nhuận của bạn tăng trưởng mạnh. Việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được thiện cảm, sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng. Điều này giúp kích thích khách hàng trở thành khách hàng thân thiết, trung thành của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu khách hàng không hài lòng và thể hiện sự bực tức đó thông qua mạng xã hội hoặc website của bạn thì sẽ gây ảnh hưởng lớn tới uy tín và doanh thu.
Với mục tiêu bán hàng
Phương pháp marketing trực tiếp là một phương pháp hữu hiệu giúp bạn nhanh chóng tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Với nội dung giới thiệu, mô tả sản phẩm hay lời đề nghị bán thu hút, hấp dẫn được đưa tới các khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động bán hàng thông qua phương pháp Marketing này. Khi mối quan hệ bán hàng trở nên tốt hơn, quá trình Marketing trực tiếp sẽ càng dễ dàng hơn trong việc thúc đẩy họ tiếp tục mua với các ưu đãi hấp dẫn.
Bước 2: Xây dựng data
Để có được một chiến lược marketing hiệu quả thì ta cần xây dựng được nguồn data. Đây chính là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của chiến lược này.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp data cho doanh nghiệp. Tuy nhiên độ tin cây và chính xác của nguồn data này chưa được kiểm chứng và có thể đem lại kết quả xấu cho doanh nghiệp của bạn. Vì vậy hãy tự xây dựng nguồn data chính xác cho doanh nghiệp của mình thông qua quảng cáo và bán hàng.
Một số cách thu thập data hiệu quả:
- Thu thập qua lịch sử bán hàng
- Thu thập qua khảo sát
- Thu thập qua cách tổ chức chương trình khuyến mãi, minigame.

Bước 3: Lựa chọn công cụ thực hiện marketing trực tiếp
Để chiến dịch đạt được kết quả cao nhất, doanh nghiệp cần thông minh và khéo léo trong việc lựa chọn các công cụ. Dưới đây là một số công cụ thực hiện marketing trực tiếp
Gọi Điện thoại trực tiếp
Điện thoại giúp doanh nghiệp và khách hàng trò chuyện trực tiếp với nhua dễ dàng và không gặp phải nhiễu. Tiếp cận với người tiêu dùng mới thông qua chiến dịch marketing trực tiếp qua điện thoại, lưu lại số máy để tạo ra cơ sở dữ liệu, chiều lòng cho chiến dịch sms sau này là cảm hứng tuyệt vời.
Gửi Email trực tiếp đến khách hàng
Mail khác với thư classic, nó nhanh nhạy và đơn giản hơn. Mail góp phần đặc biệt trong chiến dịch marketing trực tiếp, giúp doanh nghiệp hiểu người sử dụng họ muốn gì, quảng bá thoongtin marketing marketing mau chóng và nhận góp ý dễ dàng.
Phiếu khảo sát khách hàng trực tiếp
Sử dụng các phiếu khảo sát khách hàng trực tiếp cũng là một phương thức marketing đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể khảo sát thủ công bằng cách phát bảng hỏi cho khách hàng hoặc khảo sát online bằng các bảng hỏi trực tuyến.
Các công cụ khảo sát online phổ biến như: Google Forms, Survey Monkey,…
Quảng cáo tại điểm bán
Quảng cáo tại điểm bán giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng ngay “thời điểm vàng” khi họ đang đưa ra quyết định mua hàng. Với hình thức này, doanh nghiệp tạo được độ tin cậy cao cho khách hàng với những lời giới thiệu, kèm sự trải nghiệm, kiểm chứng ngay lập tức. Hình thức này đặc biệt được ứng dụng trong cho các sản phẩm như: đồ điện tử, mỹ phẩm,…
Tổ chức sự kiện ngoài trời
Bước 4: Đo lường hiệu quả và điều chỉnh
Mỗi hoạt động marketing trực tiếp đều sẽ mang lại những kết quả nhất định trong kinh doanh. Chính vì thế, chúng cần được đo lường một cách kỹ càng, chính xác nhất để điều chỉnh cho phù hợp.
Để đo lường được hiệu quả của chiến lược marketing trực tiếp thì doanh nghiệp có thể so sánh hiệu quả của từng nội dung với mục tiêu đề ra ban đầu. Bên cạnh đó, phải so sánh cả chi phí bỏ ra để thực hiện mỗi hoạt động để xây dựng được đơn vị đo lường cụ thể nhất. Với những số liệu chi tiết này, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để điều chỉnh chiến lược marketing đạt được hiệu quả tốt nhất.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ và chi tiết về marketing trực tiếp và các hoạt động triển khai chiến lược marketing trực tiếp một cách hiệu quả nhất . ATP hy vọng rằng bài viết đã đem lại những kiến thức hữu ích để vận dụng thật tốt vào công việc kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!
Discussion about this post