Ngày nay, hòa chung với xu hướng của toàn cầu chính là hội nhập, hợp tác và cùng phát triển, mỗi doanh nghiệp luôn phải ý thức cao trong việc “nâng cấp” mình để có thể trụ vững trên thị trường khốc liệt này. Cùng với đó là trang bị những vũ khí cần thiết để chiến đấu với các đối thủ cạnh tranh, giành thế chủ động. Một trong những vũ khí cần thiết ở đây chính là những chiến lược cạnh tranh chuẩn xác để từ đó giúp họ có hướng đi đúng đắn. Vậy chiến lược cạnh tranh là gì? Có những loại nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Định nghĩa Chiến lược cạnh tranh là gì?
Khái niệm chiến lược
Chiến lược bản chất là một từ ngữ có nguồn gốc trong lĩnh vực quân sự. Đó là phương cách để có thể giúp chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Ngoài ra chiến lược còn có thể hiểu là chương trình, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể hoặc là tổ hợp những mục tiêu dài hạn, các biện pháp, cách thức, con đường đạt đến mục tiêu đó.
Khái niệm chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy) là một kế hoạch hành động dài hạn của một doanh nghiệp nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ sau khi đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của họ trong ngành và so sánh với đối thủ của mình. Doanh nghiệp thực hiện chiến lược cạnh tranh nhằm mục đích tạo ra vị thế phòng vệ trong một ngành và lợi tức đầu tư (ROI) vượt trội. Không những thế, nó còn có thể kết hợp các hành động để chống lại áp lực cạnh tranh của thị trường, thu hút khách hàng và hỗ trợ củng cố vị thế thị trường của doanh nghiệp.
Loại chiến lược này đóng một vai trò rất quan trọng trong bối cảnh ngành công nghiệp rất cạnh tranh và người tiêu dùng được cung cấp các sản phẩm gần như là tương tự.
Ý nghĩa của chiến lược cạnh tranh là gì?
Để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải tạo ra cho mình được lợi thế cạnh tranh riêng. Các lợi thế cạnh tranh trong công ty, doanh nghiệp được thể hiện theo hai loại hình cơ bản đó là khác biệt hoá và giá cả cạnh tranh.
Chính sự kết hợp của hai hình thức lợi thế cạnh tranh cơ bản này với phạm vi hoạt động của doanh nghiệp đang nhắm đến sẽ hình thành nên bà chiến lược cạnh tranh kinh điểm, đó chính là chiến lược khác biệt hoá, chiến lược về giá và chiến lược tập trung.
Phân loại chiến lược cạnh tranh
Để việc cạnh tranh đạt được hiệu quả và lợi ích tối ưu nhất thì phải cần có các chiến lược, mục tiêu cụ thể và rõ ràng. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ba chiến lược cạnh tranh theo Michael Porter:
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ
Nếu một doanh nghiệp có khả năng tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ so với từng đối thủ trong ý nghĩ của người tiêu dùng thì đương nhiên doanh nghiệp đó sẽ thu được doanh số cực lớn, vượt qua tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thương trường Việt Nam đầy biến động. Cách thức mà doanh nghiệp thực hiện chiến lược cạnh tranh này phụ thuộc vào bản chất chính xác của ngành và bản thân các sản phẩm và dịch vụ, nhưng thường liên quan đến các tính năng, chức năng, độ bền, hỗ trợ và cả hình ảnh thương hiệu mà khách hàng của bạn đánh giá cao. Để tạo nên thành công của chiến lược khác biệt hóa, các tổ chức cần:
- Nghiên cứu tốt, phát triển và đổi mới.
- Khả năng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao.
- Bán hàng và tiếp thị hiệu quả, để thị trường hiểu được những lợi ích mà các dịch vụ khác biệt mang lại.
Đây chính là một trong 03 chiến lược thúc đẩy các yếu tố cạnh tranh mang lại hiệu quả tăng doanh thu lâu dài, bền vững cho doanh nghiệp. Từ việc giúp khách hàng có thể phân biệt hàng hóa của bạn với hàng hóa của đối thủ là bạn có thể xây dựng nên sự khác biệt, tính đặc thù, tạo nên thương hiệu mới nổi tiếng mà cứ nhắc đến nó là khách hàng sẽ nhớ đến.
Tuy nhiên sau khi đã nổi tiếng trong mắt của người tiêu dùng rồi thì doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy, liên tục cập nhật các xu hướng phát triển của ngành nghề, thị hiếu của người tiêu dùng để cải thiện thêm sự khác biệt cũng như tránh sản phẩm bị trùng lặp hay lỗi mốt.
Chiến lược cạnh tranh về giá cả
Chiến lược cạnh tranh về giá hay còn được biết đến với tên gọi chiến lược chi phí thấp nhất là một bản kế hoạch mà mỗi doanh nghiệp sáng tạo ra để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nhiều hơn những với mức giá bán thấp nhất có thể. Do vậy chiến lược cạnh tranh về giá luôn được mọi doanh nghiệp coi trọng, đánh giá cao và sử dụng thường xuyên. Để từ đó có lợi nhuận mà mức phí chi trả cho một sản phẩm lại thấp hơn so với lợi thế tạo ra cho người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận của công ty. Nếu muốn hiện thực hóa chiến lược cạnh tranh này thì mỗi doanh nghiệp cần phải cân đo đong đếm sao cho mức chi phí bỏ ra là thấp nhất, bán được nhiều hàng hóa nhất và chiếm lĩnh được nhiều thị phần.
Các nguồn lợi thế chi phí rất đa dạng và phụ thuộc vào cấu trúc của ngành. Chúng có thể bao gồm việc theo đuổi quy mô kinh tế, công nghệ độc quyền, tiếp cận ưu đãi đối với nguyên liệu thô, sản xuất hàng loạt với lô lớn và các yếu tố khác. Một nhà sản xuất chi phí thấp phải tìm và khai thác mọi nguồn lợi thế về chi phí.
Hiện nay công nghệ đang phát triển như vũ bão, việc này có thể khiến cho phần chi phí không được cắt giảm xuống mức thấp nhất trong thời gian dài được. Việc cố tình lạm dụng chiến lược về giá hoặc cố tình cắt giảm chi phí có thể khiến cho doanh nghiệp bị lỗ nặng.
Chiến lược tập trung
Chiến lược tập trung chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một phân khúc thị trường (thị trường ngách) cụ thể nào đó thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hay tính chất sản phẩm. Thay vì giảm giá xuống mức thấp nhất cho người mua thì lần này các doanh nghiệp sẽ cung cấp một loại hàng hóa độc đáo, sáng tạo mà đối thủ cạnh tranh không đủ năng lực để nghĩ ra. Từ đó giúp cho họ bán hàng hiên ngang mà lượng người mua chỉ tăng không giảm.
Cũng như các chiến lược thị trường rộng (toàn ngành), việc quyết định xem doanh nghiệp của bạn sẽ theo đuổi chiến lược chi phí thấp nhất hay chiến lược khác biệt hóa vẫn là điều cần thiết khi bạn đã chọn chiến lược tập trung làm phương pháp tiếp cận chính của mình, chỉ tập trung là chưa đủ.
Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh
Mỗi một doanh nghiệp có thể tập trung vào nhiều loại chiến lược cạnh tranh khác nhau. Tuy nhiên mục đích cuối cùng vẫn là làm sao đạt được kết quả như mong muốn. Do vậy cần có sự tâm huyết trong nghiên cứu, đánh giá chính xác, triển khai đúng hướng thì mới có thể thành công. Và hơn hết cần nắm vững được các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh, bao gồm:
- Đối thủ: Tính chất và mức độ cạnh tranh được quyết định đa số bởi đối thủ cạnh tranh ở trong ngành. Đương nhiên doanh nghiệp nào có sản phẩm – dịch vụ tốt sẽ luôn giành giật được lợi thế cao hơn và phát triển thị phần ở trong mức lợi nhuận cao nhất. Một số những hình thức hay công cụ cạnh tranh phổ biến mà các đối thủ trong ngành hay sử dụng như: cạnh tranh giá cả, chất lượng sản phẩm.
- Nguy cơ đe dọa nhập ngành từ đối thủ: Việc hiểu rõ đối thủ đang làm gì, có điểm mạnh ra sao luôn mang một ý nghĩa quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhất là đối với những đối thủ mạnh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần, mở rộng sản xuất. Những đối thủ lớn này chính là nguyên nhân lớn cho doanh nghiệp phải vạch ra những kế hoạch sẵn sàng ứng phó với thị trường cạnh tranh luôn trong tình trạng khốc liệt và thường xuyên thay đổi.
- Khả năng thương lượng và ép giá của người mua: Hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa thực sự khi sản phẩm và dịch vụ đó khi tiêu thụ sinh ra lợi nhuận. Chính vì thế sự hài lòng và niềm tin đối với khách hàng là một điều rất quan trọng và để có được sự tín nhiệm của khách hàng thì doanh nghiệp cần làm thật tốt quy trình nghiên cứu đối tượng khách hàng, thỏa mãn được nhu cầu và thói quen của họ khi tiêu dùng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế: Để sản phẩm, dịch vụ luôn được tối ưu về chất lượng, đem tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất có thể khi sử dụng,… doanh nghiệp luôn cần có những sự đổi mới và cải tiến. Điều này sẽ giúp cho họ chiếm ưu thế hơn trên thị trường nhưng vẫn còn tồn tại một số đe dọa từ các sản thay thế đó là có gia thành cao hơn. Biện pháp tốt nhất hạn chế điều này chính là cần nâng cao trình độ quản lý, giảm giá thành, tăng tính nổi bật, tăng chất lượng sản phẩm,…
Lời kết
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tham khảo những thông tin cơ bản để có thể hiểu được chiến lược cạnh tranh là gì?. Quả thực nó đóng vai trò quan trọng với sự sống còn của doanh nghiệp, quyết định sự phát triển của một doanh nghiệp. Trên đây là các chiến lược cạnh tranh trong marketing kinh điển mà giáo sư Michael Porter của Harvard, đã xác định bốn loại chiến lược cạnh tranh chính mà các doanh nghiệp thường thực hiện, với mức độ thành công khác nhau. Mỗi doanh nghiệp cần biết cách vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình để có thể đạt được những thành công trong tương lai.
Tổng hợp: Tiên Kiều
Nguồn: marketingai.vn, luanvan99.com
Discussion about this post