Bạn là người có bản lĩnh, bạn sở hữu những khả năng lãnh đạo, làm việc hiệu quả kèm theo đó là các kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nhất định, bạn có ý chí cầu tiến trong tương lai? Nếu bạn là người sở hữu những yếu tố trên và hơn cả mong đợi thì con đường đi tới chức vụ giám đốc điều hành lại không mở ra cho bạn cả. Vậy bạn đã biết CEO là gì chưa? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của ATP.vn nhé!
CEO là gì ?
CEO trong tiếng anh là viết tắt của Chief Executive Officer có nghĩa là Giám đốc điều hành, nhưng hiện nay ở Việt Nam, Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc công ty là những từ được dùng để diễn đạt cho chức danh này. Vậy để hiểu theo một cách đơn giản nhất, thì CEO là người nắm chức vụ quản lý điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Hay nói theo một cách ví von, thì CEO chính là người thuyền trưởng, bằng tất cả trí óc và sức lực của mình, dẫn dắt con tàu doanh nghiệp vượt qua hàng ngàn sóng gió trên thương trường để cập bến thành công. Các công việc của CEO có thể chịu sử quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị, tuy nhiên trong một số công ty thì CEO chính là Chủ tịch hội đồng quản trị.
Vai trò của một CEO
Đọc qua định nghĩa trên thì chắc hẳn bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi CEO là gì, và đã phần nào hình dung ra trách nhiệm cực kì nặng nề của chức vụ đó. CEO là người vạch ra đường đi nước bước của doanh nghiệp, là chìa khóa quan trọng trên mọi hoạt động của tổ chức. Dưới đây là một vài nhiệm vụ chính mà một CEO thường hay đảm nhận:
– Vạch ra chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.
– Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch và định hướng đi cụ thể cho công ty.
– Chỉ đạo công tác xây dựng, thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị phê duyệt.
– Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, tăng trưởng của công ty. Đảm bảo đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra.
– Đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm góp phần cải thiện hoạt động của công ty.
– Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
– Xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa công ty.

– Phê duyệt các vấn đề, chính sách tài chính, theo dõi, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí. Duyệt thu/chi, chuẩn bị các bản dự toán định kì.
– Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
– Thay mặt công ty đàm phán và kí kết các hợp đồng thương mại.
– Tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kì.
– Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm; phân phối, tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
– Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý của công ty, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả; đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của từng ban ngành cụ thể. Đánh giá tình hình hoạt động, hiệu quả của các phòng ban.
– Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt quy định, chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, các quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt kết quả đánh giá nhân viên và xác định kết quả khen thưởng.
Trên đây là một số các vai trò chính của một CEO, tuy nhiên trên thực tế, khối lượng công việc mà CEO phải đảm đương có thể lớn hơn rất
Những yếu tố cần có ở một người CEO
Hành trình để trở thành một CEO vô cùng chông gai, đôi khi phải đánh đổi bằng những giọt mồ hôi và nước mắt. Tùy vào xuất phát điểm, mỗi người sẽ có những hướng đi riêng. Tuy nhiên, để được ngồi ở vị trí CEO, nhà lãnh đạo cần sở hữu những yếu tố sau đây.
Vốn kiến thức đa lĩnh vực

Một người CEO giỏi luôn có tầm nhìn xa để định hướng bước tiến của doanh nghiệp. Vì vậy, họ bắt buộc phải tích lũy khối lượng kiến thức khổng lồ. CEO không chỉ giỏi chuyên môn mà còn nắm bắt kiến thức ở đa dạng lĩnh vực.
Kiến thức chuyên sâu về khoa học quản trị
Khoa học quản trị là chiếc chìa khóa mà người CEO phải biết cách sử dụng hiệu quả. Để có thể dẫn dắt công ty vượt qua những khó khăn trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi người CEO phải luôn chủ động cập nhật những kiến thức quản trị mới.
Kỹ năng
Để trở thành một CEO thực thụ, kiến thức thôi vẫn chưa đủ mà họ cần phải có những kỹ năng mềm để tổ chức hoạt động của công ty một cách hiệu quả.
Một CEO cần có nhiều kỹ năng linh hoạt như sau:
- Lập kế hoạch chiến lược, mục tiêu.
- Phân tích và đưa ra quyết định.
- Giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp, thuyết trình và kỹ năng thuyết phục
- Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực.
- Quản lý thời gian….
Tố chất lãnh đạo

Tố chất lãnh đạo của một người CEO được đánh giá được trên hai tố chất cơ bản nhất:
- Chỉ số thông minh IQ
- Chỉ số cảm xúc EQ
Chỉ số IQ thuộc về bản chất bẩm sinh còn EQ được tích lũy trong quá trình rèn luyện, học tập và trải nghiệm. Chỉ số EQ là một yếu tố cần thiết bởi vì trong quá trình điều hành, nhờ có chỉ số EQ cao mà một CEO sẽ có khả năng phân tích đúng đắn và xử lý tình huống nhanh chóng.
Những điều trên có thể cho thấy rằng một CEO thực sự không chỉ cần có kinh nghiệm, chuyên môn mà còn phải là một người có vốn sống và từng trải.
Đạo đức hành nghề
Nhiều người nhầm lẫn rằng một CEO giỏi là người đặt lợi nhuận của doanh nghiệp lên hàng đầu. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, một người CEO chuyên nghiệp không chỉ điều hành công ty đạt được lợi nhuận cao mà còn phải có trách nhiệm với xã hội, không gây tổn hại đến cộng đồng.
Ví dụ: công ty Formosa xả nước thải chưa được xử lý ra biển làm chết cá ở Hà Tĩnh. Sự khác biệt giữa người CEO chuyên nghiệp và CEO giỏi chính là đạo đức kinh doanh.
Thông qua bài viết này, chúng ta có thể thấy rằng CEO là một chức vụ cấp cao, có thể nói đứng đầu cả một doanh nghiệp. CEO là người lèo lái chiếc thuyền mang tên doanh nghiệp để có thể đến được “miền đất hứa”.
Chịu được áp lực, sức khỏe tốt

CEO là người phải làm việc dưới rất nhiều áp lực, vì một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, làm tốt vai trò của mình.
Ngành học để có thể làm CEO là gì?
Khi được hỏi học ngành gì để trở thành CEO chắc hẳn mọi người sẽ nói là quản trị kinh doanh. Vậy tại sao là ngành này mà không phải là ngành khác? Đây có phải là ngành học duy nhất giúp bạn trở thành Giám đốc điều hành hay không?
Trước tiên có thể khẳng định rằng quản trị kinh doanh không phải là ngành duy nhất giúp bạn trở thành một CEO. Bởi vì ngày nay điều khiến nhà tuyển dụng quan tâm nhất ở ứng viên là kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng. Còn việc bạn tốt nghiệp ngành nào không phải là yếu tố chủ chốt quyết định việc bạn có thể trở thành nhà điều hành cấp cao hay không.
Nếu vậy vì lý do mọi người đều nghĩ đến ngành quản trị kinh doanh khi được hỏi học ngành gì để trở thành CEO là gì? Hầu hết mọi người đều cho rằng như vậy vì phần lớn các CEO đều có bằng cấp chuyên ngành quản trị kinh doanh.
Khi theo học ngành quản trị kinh doanh bạn sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để trở thành một giám đốc điều hành chuyên nghiệp. Bạn sẽ hiểu được ý nghĩa và vai trò của quản trị kinh doanh đối với các mục tiêu lợi nhuận và phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về kinh tế, xã hội, bạn còn được học những kiến thức về nguyên lý, triết lý kinh doanh, cũng như những nguyên tắc hoạt động và cách tổ chức bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp. Hơn nữa, bạn còn được học cách lập kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh và tìm ra những giải pháp cụ thể để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Theo học ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn biết cách tự học hỏi, cập nhật thêm những kiến thức mới và xu hướng kinh doanh trên thị trường. Từ đó bạn có thể nâng cao kiến thức chuyên môn và những kỹ năng của bản thân như tư duy, phân tích và phán đoán.
Ngoài ra, theo học quản trị kinh doanh còn giúp bạn biết cách định vị bản thân sao cho đúng đắn. Đánh giá được thế mạnh cũng như điểm yếu của bản thân chính là nền tảng quan trọng mà bất cứ CEO nào cũng phải có.
Tóm lại, theo học bất cứ ngành nào đều có thể trở thành CEO. Tuy nhiên quản trị kinh doanh là ngành phù hợp nhất. Bởi vì theo học ngành quản trị kinh doanh bạn sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng và tố chất cần có của một giám đốc điều hành.
Tổng kết
Với một khối lượng công việc khổng lồ và trách nhiệm cao cả, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, những yếu tố sống còn có thể giúp bạn trở thành CEO là gì? Bạn cần phải là người có khả năng chịu được áp lực tốt, luôn giữ cho mình sức khỏe tốt và một cái đầu lạnh, tinh thần vững chắc. Có như vậy bạn mới có thể vượt qua được những rào cản thách thức đầy khó khăn ngoài kia.
Hy vọng với những chia sẻ của ATP.vn các bạn đã có thể hình dung ra công việc cũng như những yếu tố cần thiết để giúp bạn định hình về công việc này.
Tổng hợp: Tiên Kiều
Nguồn: marketingai.vn, japartner.vn, wiki.tino.org
Discussion about this post