Đối với một doanh nghiệp bất kỳ, bộ phận marketing là một trong những bộ phận then chốt thúc đẩy quá trình tiếp cận và mua sắm của khách hàng. Với những lợi ích mà marketing đem lại, hiện nay đang có rất nhiều các công cụ Marketing hỗ trợ. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu và khám phá các công cụ Marketing hỗ trợ đó là gì và chúng có những lợi ích nào cho doanh nghiệp của bạn.
Mục lục
Các công cụ Marketing là gì?
Các công cụ Marketing (Marketing tools) là những công cụ mà các công ty sử dụng để phát triển và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của họ. Trong bối cảnh này, công cụ được hiểu là những kỹ thuật, chiến lược và tài liệu.
Mỗi công ty sẽ có những công cụ marketing khác nhau tùy theo mục đích sử dụng như quảng cáo, direct marketing, SEO,.. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là việc lựa chọn các công cụ phù hợp với doanh nghiệp của mình và khai thác chúng một cách tối ưu. và đặc biệt là “làm chủ” các công cụ Marketing, xây dựng các chiến lược đón đầu đối thủ.
Theo Tổng cục Thống kê đưa ra qua kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 thì cả nước có gần 517.900 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 51,6% so với năm 2012, tuy nhiên trong số đó có tới 98,1% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Vậy làm sao để doanh nghiệp của bạn có chỗ đứng trên thị trường và tạo ra doanh số đáng mong ước? Không gì khác ngoài việc các chủ doanh nghiệp phải thực sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng.
Nếu không muốn nằm trong số 80% doanh nghiệp thất bại trong vòng 18 tháng thì hãy trở thành “bá chủ” marketing với sự am hiểu các công cụ tiếp thị được đánh giá mạnh nhất thời điểm tại
Top 6 các công cụ Marketing phổ biến nhất hiện nay
Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo gồm mọi hình thức cung cấp thông tin về một ý tưởng hàng hóa hoặc dịch vụ gián tiếp thực hiện thông qua phương tiện cụ thể nào đó theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo với chi phí nhất định. Mục đích của quảng cáo là đem đến thông điệp mà doanh nghiệp muốn gởi gắm tới khách hàng. Thông thường được hiểu đơn giản là những giá trị độc đáo, khác biệt của sản phẩm nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Sự lặp đi lặp lại với tần suất cao trên các phương tiện truyền thông (báo, đài, TV,billboard,…) sẽ giúp sản phẩm và thương đi vào tâm trí khách hàng rồi từ đó thúc đẩy họ thực hiện hành vi mua.
Marketing mạng xã hội (Social Media)
Mạng xã hội là một trong các công cụ digital marketing, ở đây bao hàm các thể loại online media, nơi mà mọi người có thể trao đổi, tham gia, chia sẻ, kết nối với nhau… Điểm chung của các Social Media Marketing là đều có các tính năng như discussion, feedback, comment, vote, … Đây là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và khách hàng nhằm mục đích marketing, bán hàng trực tuyến, PR hay giải đáp thắc mắc. Với khả năng tương tác hai chiều vượt trội, doanh nghiệp có thể khiến người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình, định vị được thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng. Vì vậy công cụ marketing qua mạng xã hội gần đây không còn xa lạ gì với các doanh nghiệp.

Về bản chất, mạng xã hội chính là phương thức marketing truyền miệng trên Internet. “Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa”, với khả năng lan truyền thông tin nhanh như vận tốc ánh sáng, mạng xã hội có thể trở thành “kẻ hủy diệt” doanh nghiệp một khi những tin tức bất lợi được lan truyền vượt quá khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Vì thế, thâm nhập các mạng xã hội tập trung đông đảo nhóm khách hàng mục tiêu để hiểu rõ hơn nhu cầu của họ, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro cho doanh nghiệp là việc tất yếu mà các marketing truyền thông xã hội nên làm.
Marketing tại điểm bán (Trade Marketing)
Công cụ này cũng có thể được xem như Thúc đẩy bán hàng (Sale Promotions) nhưng hiện nay 3/4 các quyết định mua sản phẩm của khách hàng được thực hiện tại điểm mua (Point of Purchase) nên nhiều doanh nghiệp đã thành lập riêng bộ phận Marketing tại điểm bán (Trade Marketing).

Mục tiêu cuối cùng của Trade Marketing là hàng hóa phải đi được từ Công ty đến khi có mặt (availability) và visibility (có mặt trong cửa hàng thôi thì chưa đủ, vì nhiều khi bị nhét trong kẹt, mà còn phải trườn cái mặt ra để người tiêu dùng/người mua hàng lựa chọn). Xu hướng mới này dẫn đến điều quan trọng là các nhà tiếp thị phải duy trì mối quan hệ với các cửa hàng bán lẻ. Từ đó, đảm bảo nhà bán lẻ sẽ quảng bá sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh tranh.
Marketing trực tiếp (Direct Marketing)
Đây là sự liên kết trực tiếp với cá nhân từng khách hàng mục tiêu nhằm thúc đẩy những phản ứng đáp lại ngay tức thì và duy trì mối quan hệ bền vững với họ qua các hình thức như qua thư (Direct Mail), thư điện tử (Email Marketing), bán hàng qua điện thoại (Telemarketing), phiếu thưởng hiện vật (Couponing), marketing tận nhà (Door to Door Leaflet Marketing), quảng cáo có hồi đáp (Direct response television marketing), bán hàng trực tiếp (Direct selling), chiến dịch tích hợp (Integrated Campaigns)…
Công cụ này cho phép khách hàng tương tác, đánh giá, và được giải đáp thắc mắc về sản phẩm và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, toàn diện. Với ưu điểm là dễ xác định và tiếp cận khách hàng tiềm năng, đo lường được hiệu quả chiến lược… đây là hình thức tiếp thị phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, chào hàng dịch vụ/sản phẩm qua catalog (sách giới thiệu sản phẩm), tổ chức phi lợi nhuận…
Quan hệ công chúng (Public Relations)

PR nhắm tới các hoạt động liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ tốt với các đối tượng công chúng khác nhau của doanh nghiệp, bằng đa dạng hoạt động vì lợi ích của cộng đồng hoặc sự kiện tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp để thể hiện đó một hình ảnh thân thiện, luôn có thiện chí, đồng thời xử lý các vấn đề, câu chuyện, lời đồn bất lợi.
Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
Bán hàng cá nhân là hoạt động giới thiệu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ tới khách hàng qua cá nhân nhân viên bán hàng, từ đó xây dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng và thực hiện mục đích bán hàng. Sự giao tiếp trực tiếp giữa hai bên giúp người bán có cơ hội nắm bắt nhu cầu của khách hàng, xử lý linh hoạt các vấn đề với nhiều loại khách hàng khác nhau. Do vậy, bán hàng trực tiếp thường có khả năng thành công cao hơn các công cụ còn lại. Mục đích chủ yếu của việc bán hàng là thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của khách hàng, do đó, nhân viên bán hàng phải đảm bảo khách nhận được hàng, sử dụng thành thạo và hài lòng.
Lợi ích cho doanh nghiệp khi sử dụng các công cụ Marketing
Marketing được xem là một mảng vô cùng quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có sự ưu tiên cho nó. Để mảng này được triển khai một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ Marketing bởi nó mang lại những lợi ích nhất định như sau:.
Cung cấp thông tin cho khách hàng
Khách hàng mỗi khi mua hàng đều luôn thực hiện hành động tìm kiếm một cách tổng quan nhất những thông tin có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng như các lợi ích kèm theo của nó trước khi tiến hành bước tiếp theo. Và tất nhiên marketer là người hiểu rõ những vấn đề này.
Sử dụng các công cụ marketing là phương pháp tốt nhất giúp truyền đạt các giá trị, thông tin sản phẩm đến khách hàng.
Phát triển hiệu quả kinh doanh
Marketing được xem là một chiến lược vô cùng quan trọng và cần thiết giúp mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng và phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Các chiến dịch marketing dù nhỏ nhưng cũng giúp doanh nghiệp thu hút được người dùng hiện tại và có được các đối tượng khách hàng tiềm năng mới.
Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Một số phương pháp marketing như tiếp thị hiện đại, các trang social media hay các chiến dịch email giúp doanh nghiệp tiết kiệm được lượng ngân sách đáng kể, từ đó giúp họ có thể tập trung hơn vào việc tương tác, chăm sóc khách hàng của mình thông qua nhiều nền tảng marketing và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tương tác khách hàng dễ dàng
Với các công cụ truyền thông Marketing, bạn có thể gửi các nội dung có liên quan đến dịch vụ, sản phẩm có liên quan đến doanh nghiệp và giao tiếp với khách hàng một cách tự do và dễ dàng mà không cần phải gặp trực tiếp để tương tác hay trao đổi.
Điều này giúp mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng được xây dựng một cách bền vững và “dễ chịu” hơn.

Duy trì mối quan hệ với khách hàng
Bằng việc cung cấp những kiến thức hay thông tin thú vị qua nhiều công cụ truyền thông khác nhau, Marketing giúp thương hiệu của doanh nghiệp được hiện diện lâu dài trong mắt khách hàng và duy trì được mối quan hệ với những người dùng hiện tại để từ đó khiến họ yêu thích thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp và tiến hành chuyển đổi thành khách hàng trong tương lai
Có thể bạn quan tâm:
- Những nhiệm vụ, chức năng của phòng Marketing
- MBA là gì? Những điều kiện dành cho người muốn học MBA
- Hướng dẫn cách thức đăng ký bán hàng trên Now uy tín
Lời kết
Hy vọng với những thông tin mà ATP.vn chia sẻ ở trên đã giúp bạn nắm được 6 các công cụ marketing hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp cũng như hiểu được lợi ích của chúng đối với doanh nghiệp của mình. Nếu thây bài viết hay đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ chúng với những người xung quanh bạn nhé!
Tổng hợp: Tiên Kiều
Nguồn: semtek.com.vn, bizfly.vn, greenway.com.vn
Discussion about this post